Bộ Công Thương, cục đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh và khuyến công
IGIP IGIP

Thứ năm, 29/05/2025 | 05:37 GMT+7

Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Lưu giữ và tư liệu hóa một số nguồn gen cây lạc

27/05/2025
Nghiên cứu được thực hiện để lưu giữ và tư liệu hóa một số nguồn gen cây lạc nhằm xây dựng dữ liệu khoa học cho công tác nghiên cứu và chọn tạo giống lạc.
Tóm tắt
Cây lạc là một trong các cây nguyên liệu có dầu ngắn ngày phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu được thực hiện để lưu giữ và tư liệu hóa một số nguồn gen cây lạc nhằm xây dựng dữ liệu khoa học cho công tác nghiên cứu và chọn tạo giống lạc. Kết quả lưu giữ một số nguồn gen cây lạc trong điều kiện kho lạnh cho thấy giống lạc VD1, ICG 10479, HQ07-1, ICR 08-3 và ICGV 93280 có tỉ lệ nảy mầm trong phòng thấp nhưng sau khi tái nhân ngoài đồng ruộng có tỉ lệ nảy mầm cao (trên 95%) nên đạt yêu cầu về lưu trữ và bảo quản nguồn gen. Viện tư liệu hóa các nguồn gen giống lạc cho thấy các giống lạc có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, trong đó giống lạc ICGV 93280 có đặc điểm nổi trội về sinh trưởng, giống lạc VD1 có ưu điểm về năng suất, giống lạc ICGV 93280 có khả năng kháng bệnh cao và giống HQ07-1 có tính chống chịu tốt.
Từ khóa: Cây lạc, lưu giữ, tư liệu hóa, nguồn gen.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây lạc (Arachis hypogea L.) là một trong các cây nguyên liệu có dầu ngắn ngày phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới (David, 2022) [1]. Thep số liệu thống kê của FAOSTAT (2024), diện tích trồng cây lạc ở Việt Nam trong năm 2022 khoảng 158 nghìn ha, năng suất bình quân gần 26 tạ/ha và sản lượng khoảng 410 nghìn tấn (FAOSTAT, 2024) [2]. Tuy nhiên, canh tác cây nguyên liệu dầu nói chung và cây lạc nói riêng gặp nhiều hạn chế, nhất là trong việc duy trì và đánh giá nguồn gen các giống cây trồng (Vollmann và Rajcan, 2010) [5]. Bên cạnh đó, công tác duy trì nguồn gen cây lạc trong kho lạnh và đánh giá ngoài đồng ruộng đang được nhiều quốc gia áp dụng (David, 2022) [1]. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện để xác định tỉ lệ nảy mầm trong quá trình bảo quản và đồng ruộng trên một số giống lạc, qua đó tư liệu hóa các nguồn gen cây lạc dựa trên phương pháp đánh giá sơ bộ và chi tiết nhằm xây dựng dữ liệu khoa học cho công tác nghiên cứu và chọn tạo giống đáp ứng nhu cầu sản xuất giống lạc chất lượng cao.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu nghiên cứu
Giống lạc được thực hiện ồm VD1, ICG 10479, HQ07-1, ICR 08-3 và ICGV 93280. Trong đó, giống lạc VD1 được Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu lai tạo trong nước, giống lạc HQ07-1 có nguồn gốc từ Hàn Quốc, giống lạc ICG 10479, ICR 08-3 và ICGV 93280 có nguồn gốc từ Ấn Độ.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu tuần tự, không lặp lại. Mỗi giống trồng 200 m2.
Phương pháp trồng và chăm sóc: Các mẫu giống cây lạc được trồng và chăm sóc theo quy trình của Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu (2022) [4].
Phương pháp đánh giá và chỉ tiêu theo dõi: Đánh giá đặc tính nông sinh học nguồn gen cây lạc (thời gian sinh trưởng, thân, lá, hoa, quả, hạt, năng suất và chất lượng hạt) theo các hướng dẫn của quyết định số 9796a/QĐ-BCT ngày 20/12/2013 của Bộ Công Thương.
Thời gian và địa điểm thực hiện: Thí nghiệm được trồng và đánh giá trong vụ Hè Thu năm 2024 ở xã Đôn Thuận, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Xử lý số liệu: Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 365.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Lưu giữ một số nguồn gen giống lạc
Trong năm 2024, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đã bảo tồn 180 nguồn gen giống lạc trong kho lạnh ở nhiệt độ 10℃ tại Trung tâm Sản xuất Giống Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh) với kết quả thử tỉ lệ nảy mầm của các giống này biến động từ 66,7% đến 100,0% (Lê Công Nông và cs, 2024) [3]. Một số giống lạc có tỉ lệ nảy mầm trong điều kiện bảo quản trong phòng ở mức thấp (dưới 70%) gồm VD1, ICG 10479, HQ07-1, ICR 08-3 và ICGV 93280 (Bảng 1). Vì vậy, các giống lạc này đã được tiến hành tái nhân trong điều kiện đồng ruộng ở xã Đôn Thuận, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh trong vụ Hè Thu năm 2024, kết quả cho thấy tỉ lệ nảy mầm của hạt đạt từ 96,7% đến 100,0%, điều này cho thấy các giống lạc tái nhân đủ điều kiện để lưu trữ trong kho lạnh.
Bảng 1. Tỉ lệ nảy mầm của một số nguồn gen giống lạc trong quá trình bảo quản và lưu giữ
Tên giống    Nguồn gốc   Tỉ lệ nảy mầm (%)
Trong phòng     Ngoài đồng
VD1Việt Nam  66,7 100,0
ICG 10479   Ấn Độ66,7 96,7
HQ07-1 Hàn Quốc66,7100,0
ICR 08-3Ấn Độ66,7100,0
ICGV 93280Ấn Độ66,796,7
3.2. Tư liệu hóa một số nguồn gen giống lạc
Trong quá trình tái nhân một số nguồn gen giống lạc, thí nghiệm đã thực hiện đánh giá bổ sung cơ sở dữ liệu cho các giống lạc gồm VD1, ICG 10479, HQ07-1 và ICGV 93280 theo quy định của đánh giá nguồn gen về cây có dầu ngắn ngày. Kết quả Bảng 2 cho thấy, thời gian sinh trưởng của các giống lạc dao động từ 92 đến 110 ngày sau gieo, trong đó giống lạc VD1 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất và giống lạc HQ07-1 có thời gian sinh trưởng dài nhất. Thời gian giống lạc có 50% số cây ra hoa từ 30 ngày sau gieo là HQ07-1 và ICG 10479, các giống lạc còn lại có thời gian ra hoa ngắn hơn (dưới 30 ngày sau gieo).
Bảng 2. Thời gian sinh trưởng và chỉ tiêu về thân, lá và rễ của một số nguồn gen giống lạc
Chỉ tiêu  Giống lạc
   VD1 ICG 10479    HQ07-1  ICR 08-3 ICGV 93280
Ngày 50% số cây ra hoa (ngày sau gieo)    2337 3027 25
Thời gian sinh trưởng 
(ngày sau gieo) 
 92102110 94 94
Chiều cao thân chính (cm)61,3 42,0   68,051,2 57,0
Mức độ phân cành cấp 1Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình 
Số cành cấp 1/cây 4-5  4 4-6 43
Khả năng tạo nốt sần CaoCaoCaoCaoCao
Kết quả theo dõi chỉ tiêu sinh trưởng trên thân của các giống lạc thể hiện chiều cao thân chính từ 42,0  đến 68,0 cm, trong đó thấp nhất là giống lạc ICG 10479 và cao nhất là giống lạc HQ07-1. Số cành cấp 1 trên cây của các giống lạc biến động từ 4 đến 6 cành/cây, riêng giống lạc ICGV 93280 có số cành cấp 1 thấp nhất (chỉ đạt 3 cành/cây). Nhìn chung các giống lạc khảo sát có mức độ phân cành cấp 1 ở mức trung bình nhưng khả năng tạo nốt sần đều ở mức cao (Bảng 2).
Đối với chỉ tiêu về quả và hạt ở Bảng 3 cho thấy, các giống lạc có mức độ eo quả khác nhau, từ nông (VD1), trung bình (ICG 10479 và HQ07-1) đến rất nông (ICR 08-3 và ICGV 93280). Mỏ qua của các giống lạc chỉ quan sát rõ ở ba giống lạc gồm HQ07-1, ICR 08-3 và ICGV 93280; quan sát ở mức độ trung bình đối với giống lạc ICG 10479 nhưng không quan sát rõ ở giống VD1. Gân quả được quan sát rõ nhất ở giống ICGV 93280, ba giống quan sát ở mức trung bình (ICG 10479, HQ07-1 và ICR 08-3), riêng giống VD1 không quan sát được gân quả. Chỉ tiêu số hạt trên quả cho thấy các giống lạc khảo sát có số hạt dao động từ 1 đến 3 hạt/quả. Màu hạt của các giống lạc chủ yếu là màu hồng, riêng giống lạc ICG 10479 có màu đỏ nâu và giống lạc ICGV 93280 có màu đỏ. Các giống lạc khảo sát có dạng hạt khác nhau gồm tròn (VD1), trung bình (ICG 10479 và HQ07-1) và dài (ICR 08-3 và ICGV 93280).
Bảng 3. Chỉ tiêu về quả và hạt của một số nguồn gen giống lạc
Chỉ tiêu  Giống lạc
   VD1 ICG 10479 HQ07-1 ICR 08-3ICGV 93280
Eo quả Nông  Trung bình Trung bìnhRất nông Rất nông 
Mỏ quả    Không rõ   Trung bìnhRõ 
Gân quả    Không rõ  Trung bình Trung bình Trung bình 
Số hạt/quả 1-3 222
Màu hạt  Hồng Đỏ nâuHồng Hồng  Đỏ
Dạng hạt TrònTrung bình Trung bình DàiDài
Kết quả khảo sát chỉ tiêu về cấu thành năng suất của một số giống lạc cho thấy, số quả/cây của các giống lạc dao động từ 9 đến 17 quả/cây và số quả chắc/cây biến động từ 7 đến 15 quả/cây, trong đó giống lạc ICGV 93280 có số quả và số quả chắc trên cây nổi trội hơn so với giống lạc khác. Tuy nhiên, giống ICGV 93280 có tỉ lệ quả 1 hạt là 4,4%, cao hơn giống lạc ICR 08-3 (4,3%) nhưng thấp hơn so với giống lạc VD1 (11,5%), ICG 10479 8,8%) và HQ07-1 (5,8%). Tỉ lệ quả 3 hạt chỉ ghi nhận được trên giống lạc ICG 10479 với tỉ lệ là 2,3%. Khối lượng 100 hạt ở giống lạc VD1 ở mức thấp nhất (39,9 g), trong khi đó các giống lạc khác có khối lượng 100 hạt dao động từ 44,8 đến 63,2 g, đạt cao nhất ở giống lạc ICG 10479. Tỉ lệ nhân và tỉ lệ hạt chắc của giống lạc VD1 đạt ở mức cao nhất, lần lượt là 87,0% và 89,2%; các giống lạc còn lại có tỉ lệ nhân dưới 70% và tỉ lệ hạt chắc dưới 80% (ngoại trừ giống lạc ICR 08-3 là 86,3%). 
Bảng 4. Chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và hàm lượng dầu của một số nguồn gen giống lạc
Chỉ tiêu    Giống lạc
    VD1  ICG 10479HQ07-1 ICR 08-3ICGV 93280
Số quả/cây 12-18  9-12    13-17   13-1716,5
Số quả chắc/cây 10-14 7-9 10-12 10-13    12-15
Tỉ lệ quả 1 hạt (%) 11,5 8,8 5,8 4,3 4,4
Tỉ lệ quả 3 hạt (%)-2,3 ---
Khối lượng 100 hạt (g)39,9  63,2  48,645,6 44,8
Tỉ lệ nhân (%)87,054,8 67,1 69,3  66,7
Tỉ lệ hạt chắc (%) 89,276,5 70,7 86,3 64,8
Năng suất quả khô trên cây
(g/cây) 
 16,610,5    10,4     14,8  12,4
Năng suất lý thuyết
(tấn/ha)
4,98    3,50  3,30 4,934,13
Năng suất thực thu
(tấn/ha)
   3,50  2,65 3,053,70 2,85
Độ đồng đều của hạt Cao CaoTrung bình  Cao Cao
Hàm lượng dầu (%)   43,5  39,8245,645,646,2
Năng suất quả khô trên cây của các giống lạc biến động từ 10,5 đến 16,6 g/cây, trong đó giống ICG 10479 và HQ07-1 ở mức thấp, giống ICR 08-3 và ICGV 93280 ở mức trung bình và giống VD1 ở mức cao. Đối với năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cho thấy giống lạc ICR 08-3 và VD1 ở mức cao hơn so với các giống lạc khác trong cùng điều kiện khảo nghiệm, trong đó giống lạc ICR 08-3 có năng suất lý thuyết và thực thu lần lượt là 4,93 tấn/ha và 3,70 tấn/ha, tương ứng với giống lạc VD1 là 4,98 tấn/ha và 3,50 tấn/ha. Trong các giống khảo sát, 4 giống lạc gồm VD1, ICG 10479, ICR 08-3 và ICGV 93280 có độ đồng đều của hạt đạt ở mức cao, riêng giống lạc HQ07-1 có độ đồng đều của hạt ở mức trung bình.
Bảng 5. Chỉ tiêu về khả năng kháng bệnh và tính chống chịu của một số nguồn gen giống lạc
Chỉ tiêu Giống lạc
VD1ICG 10479HQ07-1 ICR 08-3ICGV 93280
Bệnh đốm đen (Cercospora personatum Berk & Curt) Trung bìnhTrung bìnhTrung bìnhNhiễm nhẹ Trung bình
Bệnh rỉ sắt (Puccinia arachidis)Trung bìnhNhiễm nhẹ Trung bìnhNhiễm nhẹ Nhiễm nhẹ 
Bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum Smith)Trung bìnhNhiễm nhẹ Trung bìnhNhiễm nhẹ Nhiễm nhẹ 
Bệnh thối đen cổ rễ (Aspergillus niger)  CaoNhiễm nhẹ Trung bìnhNhiễm nhẹ Nhiễm nhẹ 
Bệnh thối trắng thân quả (Sclerotium rolfsii) CaoNhiễm nhẹ  Trung bìnhNhiễm nhẹ  Nhiễm nhẹ  
Tính kháng hạn Thấp 



Tính kháng hạn Cao  Trung bình
Trung bìnhTrung bình
Đối với khả năng kháng bệnh đốm đen, đa số giống lạc khảo sát bị nhiễm ở mức trung bình, riêng giống lạc ICR 08-3 bị nhiễm ở mức nhẹ. Khả năng kháng bệnh rỉ sắt và bệnh héo xanh vi khuẩn được ghi nhận ở mức nhiễm nhẹ trên giống lạc ICG 10479, ICR 08-3 và ICGV 93280 nhưng bị nhiễm ở mức trung bình trên giống lạc VD1 và HQ07-1. Đối với bệnh thối đen cổ rễ và bệnh thối trắng thân quả, mức độ nhiễm nhẹ được ghi nhận ở giống lạc ICG 10479, ICR 08-3 và ICGV 93280; mức độ nhiễm trung bình ở giống lạc HQ07-1 nhưng giống lạc VD1 đều bị nhiễm nặng ở cả hai bệnh (Bảng 5). Kết quả này cho thấy khả năng kháng bệnh của giống lạc VD1 thấp hơn so với các giống lạc khác, nhất là giống lạc ICR 08-3 có khả năng kháng các bệnh chỉ ở mức độ nhiễm nhẹ. Về tính chống chịu ở các giống lạc cho thấy, giống lạc HQ07-1 có tính kháng hạn và đổ ngã ở mức cao, trong khi đó giống lạc ICG 10479, ICR 08-3 và ICGV 93280 có tính kháng hạn ở mức thấp và tính kháng đổ ngã ở mức trung bình. Riêng giống lạc VD1 có mức độ kháng hạn ở mức thấp nhưng tính kháng đổ ngã ở mức cao.

4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận
Lưu giữ một số nguồn gen cây lạc trong điều kiện kho lạnh cho thấy giống lạc VD1, ICG 10479, HQ07-1, ICR 08-3 và ICGV 93280 có tỉ lệ nảy mầm trong phòng thấp nhưng sau khi tái nhân ngoài đồng ruộng có tỉ lệ nảy mầm cao (trên 95%) nên đạt yêu cầu về lưu trữ và bảo quản nguồn gen. Kết quả tư liệu hóa các nguồn gen giống lạc cho thấy các giống lạc có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, trong đó giống lạc ICGV 93280 có đặc điểm nổi trội về sinh trưởng, giống lạc VD1 có ưu điểm về năng suất, giống lạc ICGV 93280 có khả năng kháng bệnh cao và giống HQ07-1 có tính chống chịu tốt.
Đề nghị
Tiếp tục đánh giá tỉ lệ nảy mầm trong phòng và ngoài đồng, đánh giá nguồn gen trong vụ Thu Đông để xác định rõ hơn về khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của các giống lạc.
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu được thực hiện từ kinh phí của Bộ Công Thương trong phạm vi nhiệm vụ khoa học công nghệ “Lưu giữ và bảo quản nguồn gen cây nguyên liệu dầu và cây tinh dầu” do Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu chủ trì.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David E. W. (2022), Global strategy for the conservation and use of peanut genetic resources. Global Crop Diversity Trust. Bonn, Germany.
2. Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAOSTAT) (2024), Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2024, .
3. Lê Công Nông, Thái Nguyễn Quỳnh Thư, Ngô Thị Thanh Trúc, Nguyễn Thị Út, Trần Ngọc Thông, Hoàng Huệ Quân, Nguyễn Đoàn Hữu Trí, Phạm Phú Thịnh, Nguyễn Thị Kim Chi (2024), Lưu giữ và bảo quản nguồn gen cây nguyên liệu dầu và cây tinh dầu, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu.
4. Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu (2022), Quy trình kỹ thuật canh tác cây lạc, Quyết định số 37/QĐ-VD ngày 26 tháng 08 năm 2022.
5. Vollmann J., Rajcan I. (2010), Oil Crop Breeding and Genetics. In: Handbook of Plant Breeding: Oil Crops. Springer Nauture: London.
Phản biện: TS.Dương Xuân Diêu
 Storing and documenting some gene resources of peanuts
Abstract
Peanut is one of the short-term oil crops that are popular in many countries around the world. The study was conducted to store and document some peanut genetic resources in order to build scientific data for research and breeding of peanut varieties. The results of preserving some peanut genetic resources in cold storage conditions showed that peanut varieties VD1, ICG 10479, HQ07-1, ICR 08-3 and ICGV 93280 had low germination rates in the room but after reproducing in the field, they had high germination rates (over 95%), thus meeting the requirements for storage and preservation of genetic resources. Documentation of peanut genetic resources showed that peanut varieties had good growth and development ability, in which peanut variety ICGV 93280 has outstanding growth characteristics, peanut variety VD1 has advantages in yield, peanut variety ICGV 93280 had high disease resistance and variety HQ07-1 had good tolerance.
Keywords: Peanut, storing, documenting, genetic resources.
Lê Công Nông, Nguyễn Thị Út, Nguyễn Đoàn Hữu Trí, Trần Ngọc Thông,
Hoàng Huệ Quân, Thái Nguyễn Quỳnh Thư
Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu
Trên 1 - Thông tin hoạt động Cục