
Dây chuyền thiết bị ép viên gỗ và các phụ phế liệu nông nghiệp khác
Chính vì vậy, các đề tài nghiên cứu của viện thiết thực hơn, có tính ứng dụng thực tiễn cao không những đảm bảo cho viện có thu nhập mà còn góp phần thiết thực vào công cuộc cơ giới hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Theo phương châm đó, trong những năm qua viện đã đi sâu nghiên cứu, điều tra phân tích thị trường, nắm bắt các yêu cầu của nông dân, doanh nghiệp chế biến để từ đó hình thành các ý tưởng nghiên cứu. Viện đã định hướng được một số mũi nhọn chính và đưa ra thị trường một số sản phẩm “hệ thống thiết bị, công nghệ đồng bộ” tiêu biểu phục vụ cho công tác chế biến, bảo quản sau thu hoạch nhằm tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm nông, lâm, hải sản. Thực tế cho thấy, tuyệt đại đa số các sản phẩm của viện được chuyển giao/bán cho các công ty cổ phần hoặc tư nhân, được họ tiếp thu và đưa vào ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Điển hình là các sản phẩm: máy sấy cà phê kiểu thùng quay; máy sấy cà phê hồi lưu; máy sấy vỉ ngang, sấy hồi lưu ngô hạt và dây chuyền thiết bị sấy chế biến hạt giống. Ở lĩnh vực chế biến, nhiều dây chuyền thiết bị như chế biến quả đóng hộp (vải, nhãn, dứa…); sản xuất rượu, bia từ mơ, mận, táo mèo..; chế biến rau củ quả chiên giòn trong chân không và dây chuyền thiết bị chế biến thịt hun khói đã được viện nghiên cứu, chế tạo và chuyển giao.
Đặc biệt, phải kể đến các dây chuyền thiết bị chế biến thức ăn chăn nuôi tự động và bán tự động. Đến nay, viện đã lắp đặt được 42 dây chuyền thiết bị đồng bộ năng suất 1- 10 tấn/giờ. Hiện, viện đang cải tiến để tăng năng suất đến 20 tấn/giờ. Đây được xem là một trong những mũi nhọn chính của viện trong những năm gần đây.
Một trong những thế mạnh khác của viện là dây chuyền chế biến tinh bột sắn xuất khẩu năng xuất 60-240 tấn sản phẩm/ngày. Hiện hơn 10 dây chuyền này đã được lắp đặt tại các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Nghệ An, Yên Bái… Đặc biệt, năm 2010 đã xuất khẩu được một dây chuyền sang Lào với trị giá gần 2 triệu USD.
Gần đây do nhu cầu thị trường và xu thế phát triển khoa học công nghệ về ứng dụng năng lượng mới (năng lương sinh khối) thay thế dần năng lượng hoá thạch, viện đã và đang tiếp tục đầu tư nghiên cứu, phát triển để đưa vào ứng dụng trong sản xuất các hệ thống thiết bị chuyển đổi năng lượng từ phụ phế phẩm nông – lâm nghiệp dùng cho sấy và bảo quản nông sản như sấy ngô quy mô công nghiệp ở Sơn La, sấy tinh bột sắn ở Bắc Kạn, sấy bã mía, mùn cưa ở Tây Ninh, Thanh Hoá…
Từ những đóng góp cho công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, viện đã được nhà nước đầu tư dự án xây dựng phòng thí nghiệm chuyên ngành “Dự án đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực chế biến nông sản”. Năm 2013-2015 viện cũng được nhà nước đầu tư dự án “Xây dựng phòng thí nghiệm nghiên cứu ứng dụng nguồn năng lượng tái tạo và kỹ thuật môi trường trong lĩnh vực chế biến nông sản”.
Theo Báo Công Thương