TÓM TẮT:
Trong khuôn khổ nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ Công Thương giao, Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy đã triển khai công tác khảo nghiệm giống Bạch đàn và Keo lai trên các lập địa thoái hóa vùng Trung tâm Bắc Bộ, kết quả cho thấy: (1) Tại huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc khảo nghiệm 10 giống Bạch đàn đã chọn được 2 giống PNCTIV, PNCT3 có sinh trưởng tốt nhất, tỷ lệ sống đạt ≥ 80,0%, sinh trưởng D1,3 lớn nhất đạt 8,7 - 9,2 cm, Hvn đạt 12,5 - 13,1 m, trữ lượng rừng đạt 53,9 - 66,7 m3/ha, tăng trưởng bình quân từ 21,6 - 26,7 m3/ha/ năm; (2) Tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ khảo nghiệm 10 giống Keo lai đã chọn được 2 giống KLTA3, BV75 có sinh trưởng tốt nhất. Tỷ lệ sống đạt ≥ 82,0%, sinh trưởng D1,3 đạt 9,0 - 9,1 cm, Hvn đạt 11,0 - 11,3 m, trữ lượng rừng đạt 47,8 - 50,2 m3/ha, tăng trưởng bình quân từ 19,1 - 20,1 m3/ha/năm; (3) Tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang khảo nghiệm 10 giống Keo lai đã chọn được 3 giống KLTA3, BV75, BV73 có sinh trưởng tốt nhất. Tỷ lệ sống đạt ≥ 82,0%, sinh trưởng D1,3 đạt 9,0 - 9,3 cm, Hvn đạt 11,0 - 11,4 m, trữ lượng rừng đạt 50,0 - 52,9 m3/ha, tăng trưởng bình quân từ 20,0 - 21,2 m3/ha/năm.
Từ khóa: Keo lai, Bạch đàn, khảo nghiệm giống, lập địa, thoái hóa
Trong những năm gần đây, Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy đã chọn lọc và công nhận thêm được nhiều giống quốc gia, giống tiến bộ kỹ thuật Bạch đàn, Keo lai có tiềm năng sinh trưởng và sức chống chịu tốt. (Ảnh minh hoạ, Vista)
Trần Hữu Chiến (Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy)
Nguồn: Chuyên san Khoa học và Công nghệ Tạp chí Công Thương (Số 01 -2024)