Thứ sáu, 25/04/2025 | 15:11 GMT+7
Mỏ Tê Giác Trắng ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam thuộc Lô 16-1, bể Cửu Long, là đối tượng chứa dầu rất đặc biệt với tập hợp các vỉa dầu mỏng xếp chồng lên nhau, có đặc điểm địa chất phức tạp, các thân dầu không liên tục, tập trung thành từng cụm nhỏ phân tách nhau bởi các đứt gãy kiến tạo… đã tạo nhiều thách thức cho quá trình tính toán trữ lượng, thiết kế lựa chọn vị trí giếng khai thác và quyết định chiến lược mở vỉa.
Bài báo giới thiệu phương pháp xác định chính xác chiều cao cột dầu, ranh giới nước tự do của từng vỉa chứa tại mỏ Tê Giác Trắng, là thông số quan trọng trong thiết kế giếng, tính toán trữ lượng dầu khí tại chỗ và là cơ sở để xây dựng kịch bản phát triển mỏ. Kết quả khai thác cho thấy hệ số thu hồi dầu hiện tại của mỏ Tê Giác Trắng đạt 32% và dự kiến đến cuối đời mỏ có thể đạt 40 - 50% với phương pháp khai thác tự phun và gaslift hỗ trợ. Đây là hướng đi mới cho việc phát triển các mỏ có điều kiện địa chất tương tự như mỏ Tê Giác Trắng với tầng chứa dầu khí là tập hợp các vỉa phân lớp mỏng, cát sét xen kẹp và có điện trở suất thấp.
Từ khoá: Ranh giới dầu nước, chiều cao cột dầu, vị trí giếng khoan, mỏ Tê Giác Trắng
Mỏ Tê Giác Trắng ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam thuộc Lô 16-1, bể Cửu Long
(Ảnh: Tạp chí Công Thương)
Xem chi tiết: tại đây
Hoàng Ngọc Đông, Bùi Hữu Phước, Nguyễn Ngọc Sơn, Lê Minh Hải (Công ty Liên doanh Điều hành chung Hoàng Long)
Các doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong việc đưa khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất.
03/04/2025